Công đoàn

  • PDF.InEmail

1. Chủ tịch: Th.s Phùng Văn Bé

 

 

2. Phó Chủ tịch: Đặng Nga

 


  

QUI CHẾ

PHỐI HỢP CÔNG TÁC

GIỮA HIỆU TRƯỞNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN

- Căn cứ Luật Công đoàn;

- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 12/TT/LT ngày 08 tháng 5 năm 1992 của Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam qui định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tại;

-  Hiệu trưởng và Ban Chấp hành Công đoàn Trường THPT Thái Phiên cùng thống nhất Qui chế phối hợp công tác gồm các chương và điều khoản dưới đây:

 PHẦN I: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN

A. Trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Điều 1: Phối hợp trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch

  1. 1.Hiệu trưởng và Ban Chấp hành Công đoàn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, tổ chức mình trên nguyên tắc độc lập nhưng bảo đảm tính phối hợp, thống nhất.
  2. 2.Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học với chỉ tiêu mở. Ban Chấp hành Công đoàn hướng dẫn tổ chức hội nghị Hội nghị cán bộ - viên chức - lao động cấp tổ để thảo luận, tự đề ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ, đăng ký thi đua, kiến nghị điều kiện làm việc của bộ môn, của tổ. Ban Chấp hành Công đoàn tập hợp ý kiến và cùng lãnh đạo trường nghiên cứu để thống nhất chỉ tiêu.

Điều 2: Phối hợp trách nhiệm trong thực hiện qui chế chuyên môn

  1. 1.Hiệu trưởng thông qua kế hoạch tháng. Ban Chấp hành Công đoàn thông qua chương trình hành động trong tháng của Công đoàn để hai bên cùng phối hợp triển khai và vận động thực hiện.
  2. 2.Ban Chấp hành Công đoàn vận động, đôn đốc, nhắc nhở đoàn viên tham gia thực hiện tốt qui chế chuyên môn, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

B. Trách nhiệm về thực hiện qui chế dân chủ

Điều 3:  Phối hợp trách nhiệm trong tổ chức Hội Nghị cán bộ - viên chức - lao động

  1. 1.Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về nội dung, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức vào đầu năm học. Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với Hiệu trưởng chỉ đạo, theo dõi Hội nghị cán bộ-viên chức-lao động cấp tổ, lắng nghe và tổng hợp ý kiến đóng góp chuyển hiệu trưởng nghiên cứu giải đáp trước hoặc tại hội nghị toàn trường. Sau hội nghị, hiệu trưởng cùng Ban Chấp hành Công đoàn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết hội nghị đã đề ra.
  2. 2.Hiệu trưởng có trách nhiệm phải công khai cho cán bộ- viên chức-lao động biết những vấn đề luật định: những vấn đề liên quan tới lương bổng, phụ cấp, đề bạt, cử tuyển đi học, nhận xét công chức, quỹ lương khoán, khen thưởng, phân công, trực trường,… Ban Chấp hành và Ban Thanh tra Nhân dân có nhiệm vụ nhắc nhở, giám sát việc công khai, thực hiện qui chế dân chủ.
  3. 3.Hàng tháng hiệu trưởng phải cụ thể nghị quyết hội nghị thành kế hoạch, Ban Chấp hành vạch ra chương trình hành động để hỗ trợ lãnh đạo trường cùng nhau thực hiện nghị quyết hội nghị CB-VC-LĐ.

Điều 4: Phối hợp trách nhiệm trong giải quyết khiếu kiện

  1. 1.Trường hợp có khiếu kiện, khiếu nại hiệu trưởng giao cho Ban Thanh tra Nhân dân tìm hiểu sự thật và đề xuất biện pháp giải quyết sự việc. Hiệu trưởng phải tham gia giải quyết vụ việc ngoại trừ trường hợp hiệu trưởng bị khiếu kiện, khiếu nại.
  2. 2.Ban Chấp hành có nhiệm vụ ra quyết định cho Ban Thanh tra Nhân dân tiến hành tìm hiểu, xác minh. Ban Chấp hành theo dõi diễn tiến và đôn đốc nhắc nhở Hiệu trưởng giải quyết sự việc trong thời gian luật định.
  3. 3.Hiệu trưởng và các thành viên trong lãnh đạo trường phải tạo điều kiện cho tất cả mọi người phát huy quyền làm chủ của mình trong việc đóng góp xây dựng trường. Ban Chấp hành tập hợp ý kiến đóng góp chuyển cho lãnh đạo trường nghiên cứu giải quyết và phải trả lời hoặc bằng hình thức công khai trong các phiên họp hoặc bằng văn bản cho cá nhân liên quan.
  4. 4.Khi giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến uy tín, quyền lợi của công đoàn viên và lao động thì Hiệu trưởng phải mời Chủ tịch Công đoàn cùng tham dự. Đặc biệt nếu có liên quan đến nữ công đoàn viên thì mời Trưởng Ban Nữ công cùng tham gia.

C. Trách nhiệm về tổ chức phong trào và quản lý phong trào thi đua

Điều 5: Phối hợp trách nhiệm về tổ chức phong trào thi đua Hai Tốt

  1. 1.Hiệu trưởng là trưởng Ban thi đua và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức, chỉ đạo, phát động phong trào thi đua. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chuẩn thi đua cả năm (hoặc từng đợt) và xét duyệt kết quả thi đua, cũng như công nhận các danh hiệu thi đua (trong qui định). Ban Chấp hành góp ý cho các vấn đề trên trong liên tịch trước khi đưa ra Hội đồng sư phạm.
    Chủ tịch Công đoàn là phó Ban thi đua hỗ trợ việc vận động CB-VC-LĐ đăng kí đủ các danh hiệu thi đua. Phối hợp cùng hiệu trưởng theo dõi, sơ tổng kết và xét kết quả thi đua.
  2. 2.Hiệu trưởng và Ban Chấp hành cùng phối hợp xây dựng theo hướng định tính và định lượng tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua nhằm đảm bảo xét duyệt thi đua công bằng hơn, hạn chế đánh giá bằng cảm tính.

Điều 6: Trách nhiệm phối hợp phong trào thi giáo viên giỏi, viết ĐTKH và  SKKN

  1. 1.Qua phong trào thi đua, Hiệu trưởng và Ban Chấp hành phát hiện những cá nhân và tập thể tiêu biểu và cùng phối hợp để tuyên dương nhân rộng điển hình tiên tiến. Lấy thi đua làm đòn bẫy góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.
  2. 2.Hiệu trưởng và Ban Chấp hành phối hợp tìm giải pháp thúc đẩy giáo viên dự thi giáo viên giỏi để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ và vị thế của trường.
  3. 3.Song song với phong trào thi đua “Hai tốt”, Hiệu trưởng và Ban Chấp hành cần quan tâm hơn nữa đến phong trào viết SKKN và ĐTKH. Đây là một biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

D. Trách nhiệm về kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống cho người lao động

Điều  7: Phối hợp trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất

  1. 1.Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, chế độ đãi ngộ của ngành, chế độ nâng lương theo niên hạn và nâng lương sớm, chế độ chuyển ngạch đối với toàn thể CB-VC-LĐ kể cả đối tượng hợp đồBan Chấp hành và Ban Thanh tra Nhân dân giám sát việc thực hiện chế độ liên quan đến đời sống CB-VC-LĐ trường.
  2. 2.Ban Chấp hành, Ban Nữ công và Ban TTND kiến nghị, giám sát việc thực hiện các chế độ ngày giờ công đối với nữ CB-VC-LĐ về chế độ người mang thai trên 7 tháng và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng cũng như các chế độ dành cho nữ.
  3. 3.Mỗi quý một lần, Ban Chấp hành chỉ đạo Ban Thanh tra Nhân dân kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB-VC-LĐ. Hiệu trưởng hợp tác và chỉ đạo các bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Thanh tra Nhân dân làm nhiệm vụ.

Điều 8: Phối hợp trách nhiệm trong chăm sóc đời sống tinh thần

- Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, tổ chức để CB-VC-LĐ tham gia các hoạt động TDTT, văn nghệ, giao lưu, tham quan học tập.

- Chủ tịch Công đoàn hỗ trợ phong trào TDTT, văn nghệ, đôn đốc tập dợt, rèn luyện thể lực và cùng lãnh đạo trường tổ chức tham quan, giao lưu học tập.

- Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn phối hợp tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CB-VC-LĐ của trường.

E. Trách nhiệm về xây dựng bộ máy tổ chức

Điều 9: Phối hợp trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức bộ máy

            Để tránh sự chồng chéo, phân công một người nhiều việc

- Hiệu trưởng và Ban Chấp hành phối hợp với nhau trong kế hoạch tổ chức bộ máy nhà trường và công đoàn, xây dựng đội ngũ kế thừa và dự nguồn.

- Hiệu trưởng và Ban Chấp hành phải phối hợp với nhau trong việc đề cử người vào các chức danh tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng công đoàn. Ban Chấp hành phải báo cho Hiệu trưởng việc cử tuyển người đi tập huấn, học nghiệp vụ công đoàn, hoặc đi họp do Công đoàn cấp trên triệu tập để tránh bị động chuyên môn.

F. Trách nhiệm trong việc đảm bảo điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt  động Công Đoàn

Điều 10: Cơ sở vật chất Công đoàn

- Hiệu trưởng tạo điều kiện về phương tiện cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ. Ban Chấp hành theo tình hình cơ sở vật chất của trường bàn bạc cùng Hiệu trưởng về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc giúp cho Công đoàn hoạt động tốt.

PHẦN II: LỀ LỐI LÀM VIỆC

Điều 11: Quan hệ và phương thức hoạt động

- Hàng tháng Hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch để trao đổi rút kinh nghiệm về hoạt động của nhà trường trong tháng qua, đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của nhà trường trong tháng tới.

- Chủ tịch Công đoàn sau khi đã thống nhất nội dung kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng sẽ triển khai lại cho các thành viên Ban Chấp Hành trong phiên họp Ban Chấp hành để có biện pháp hỗ trợ vận động.

- Những vấn đề phát sinh đột xuất, Hiệu trưởng có thể hội ý với Ban Chấp hành và ngược lại để hai bên cùng thống nhất chương trình hành động.

- Ban Thanh tra Nhân dân giúp hiệu trưởng và lãnh đạo trường giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CB-VC-LĐ và kế hoạch hoạt động hàng tuần, hàng tháng, đảm bảo thực hiện đúng, đủ những điều mà mỗi bên đã cam kết.

- Quan hệ công tác giữa Hiệu trưởng và Ban Chấp hành Công đoàn là quan hệ hợp tác. Hai bên tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Trong công tác quản lý, những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của CB-VC-LĐ thì hiệu trưởng phải bàn bạc phối hợp với Ban Chấp hành. Những vấn đề hai bên chưa thống nhất, cần báo cáo xin ý kiến cấp trên. Trong khi chờ ý kiến cấp trên, vấn đề tạm thời được thực hiện theo ý kiến của Hiệu trưởng và Hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

PHẦN III: QUI ĐỊNH THỰC HIỆN

Điều 12: Điều khoản thi hành  

- Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nghiêm túc qui chế này.

- Sau mỗi học kì, Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn phải kiểm điểm việc thực hiện các nội dung ghi trong qui chế này để rút kinh nghiệm và kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

- Qui chế này được thông qua Hội nghị CB-VC-LĐ vào ngày 01 tháng 10 năm 2014 và có hiệu lực kể từ ngày ký.             

    TM. BCH CÔNG ĐOÀN

              CHỦ TỊCH                                    HIỆU TRƯỞNG  

               ( đã ký)                                         ( đã ký)

             Phùng Văn Bé                              Lê Cao Lan


 

QUY CHẾ DÂN CHỦ

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN NĂM HỌC 2014-2015

 

Căn cứ Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Căn cứ biên bản Hội nghị CB-VC-LĐ ngày 01/10/2014 của trường THPT Thái Phiên về thông qua quy chế dân chủ cơ quan năm học 2014-2015

Nay Hiệu trưởng và Ban Chấp hành Công đoàn trường THPT Thái Phiên ban hành quy chế dân chủ như sau:

MỤC 1

TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG

Điều 1. Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm:

1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công chức, của người học trong Quy chế này.

3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao cho Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.

4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ.

5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người học.

6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.

7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.

8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.

9. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.

10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ - viên chức - lao động mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước.

Điều 2. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:

1. Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.

2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.

3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức.

4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường.

5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.

6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.

MỤC 2

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

   Điều 3. Nhà giáo cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường có trách nhiệm:

1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 2 Quy chế này.

3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.

4. Thực hiện đúng những quy định trong Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng cống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường.

Điều 4. Những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:

1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.

2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.

5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, cho người học.

6. Việc thực hiện tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.

7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.

8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức, viên chức hằng năm.

MỤC 3

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 5. Trách nhiệm của nhà trường.

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:

1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.

2. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật.

3. Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học), tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học.

4. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng.

5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.

6. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.

7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.

MỤC 4

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁC ĐOÀN THỂ,
TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 6. Trách nhiệm của các tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn là đại diện cho tổ có trách nhiệm:

1. Tham mưu, đề xuất, những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt những quy  định của Quy chế này.

2. Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị.

3. Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau và giữa đơn vị với nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và những qui định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông.

Điều 7. Trách nhiệm của đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:

1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

3. Ban Thanh tra Nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Điều 8. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha, mẹ học sinh trong trường mầm non, phổ thông.

1. Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:

1.1. Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.

1.2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.

2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.

Qui chế này được thông qua Hội nghị CB-VC-LĐ vào ngày 01 tháng 10 năm 2014 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.             

               TM.BCH CÔNG ĐOÀN                                                 

                       CHỦ TỊCH                         HIỆU TRƯỞNG

                        (đã ký)                                 (đã ký)

 

   

                     Phùng Văn Bé                     Lê Cao Lan


Tin mới hơn:

Background Thai Phien 

 ooffice
lichctnhapdiem
   
 
 
tracuuthithptquocgia 
 
vted top banner2
 
 

Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: 15 năm Thái Phiên một nghĩa tình

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 324
Liên kết web : 18
Số lần xem bài viết : 1327945
Hiện có 15 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

STT

Họ và Tên

Ngày sinh

Dạy môn

Chức vụ

Số ĐT

1

 Đoàn Thanh Liêm

 

Hiệu trưởng

0905420975

2

 Nguyễn Thị Hường

 

Phó hiệu trưởng

0935096027

3

Nguyễn Văn Liễn

 

Phó hiệu trưởng

0936135036

 

 

 

 

 

TT Họ và tên Chức vụ SĐT1 SĐT2

 1

Mai Văn Phương Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ 01296824581
2 Võ Văn Tĩnh Tổ phó chuyên môn 0903378102
3 Tạ Thị Ngọc Thảo Giáo viên 0935236535
4 Ngô Thị Lành Giáo viên 0905960561
5 Phan Thị Yên Giáo viên 0935259380
6 Lương Thị Thu Thảo Giáo viên 01274183923
7 Lê Thị Bích Thảo Giáo viên 01288681718  Chuyển về THPT Sào Nam
8 Nguyễn Thị Thu Trang Giáo viên 01663914329
9 Lê Văn Phụng Giáo viên 01649214705
10 Thái Thị Kim Yến Giáo viên 0905806029
11 Trần Thị Mỹ Ái Giáo viên
12 Âu Dương Đức Tổ trưởng Tổ Lý - CN 0935305678
13 Võ Văn Sáng Tổ phó chuyên môn, Thanh tra 0935345684
14 Nguyễn Thống Giáo viên 0983832690
15 Nguyễn Thị Quý Giáo viên 0974826586  Chuyển về THPT Hùng Vương
16 Nguyễn Thị Thúy An Giáo viên 0974211035  Chuyển về THPT Cao Bá Quát
17 Trần Thị Hiếu Giáo viên 0944521109
18 Ngô Văn Kính Giáo viên 0989227630
19 Dương Thị Thung Giáo viên 01645376076
20 Phan Tấn Lực Giáo viên 05103500088
21 Hoàng Thị Kim Thi Giáo viên 0935009523
22 Võ Trúc Giáo viên 0934740026
23 Phùng Văn Bé Tổ trưởng Tổ Hóa - Tin,
Chủ tịch Công đoàn
0982332946
24 Trần Thị Kim Hường Tổ phó chuyên môn 01237279991
25 Huỳnh Thị Kim Xuân Giáo viên 01254501934
26 Trần Thị Hạnh Giáo viên 0985131768
27 Mai Thị Phụng Giáo viên 0904975964
28 Nguyễn Thị Bích Phượng Giáo viên 0903513292 Chuyển về THPT Nguyễn Hiền
29 Nguyễn Thị Ánh Giáo viên 01685332103
30 Nguyễn Thị Khánh Giáo viên 0944340379
31 Nguyễn Trọng Tấn Giáo viên 0905108667
32 Nguyễn Thị Lý Giáo viên 0973890903
33 Đào Thị Hoàng Hiếu Giáo viên 0972022040  Chuyển về THPT Tiểu La
34 Võ Tấn Bình Giáo viên 0938298297
35 Nguyễn Văn Kiều Tổ trưởng Tổ Sinh - CN 0905702162
36 Nguyễn Thị Hà Tổ phó chuyên môn 01274180137
37 Nguyễn Thị Thảo Giáo viên 0935305678
38 Nguyễn Thị Thanh Thu Giáo viên 0935803905 01658745582
41 Trương Văn Liêu Tổ trưởng Tổ TD - QPAN 01268556354
42 Ngô Văn Điểm Tổ phó chuyên môn 0905004106
43 Nguyễn Xuân Lộc Giáo viên 01682915907 Chuyển về THPT Hùng Vương
44 Nguyễn Công Danh Giáo viên 0934841678
45 Đặng  Nga Phó Chủ tịch Công đoàn 01668439752
46 Phan Nguyễn Ngân Bí thư Đoàn trường 0987451189
47 Phan Ngọc Hòa Giáo viên
53 Huỳnh Công Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - CD 0977625657
54 Nguyễn Tấn Khôi Tổ phó chuyên môn 0905838720
55 Phan Văn Mai Giáo viên 01657459989
56 Phạm Thành Quyết Thư ký Hội đồng 0988224016
57 Lê Thị Nguyên Giáo viên 0932556109
58 Bùi Thị Thúy Nga Giáo viên 01682368609 0983832690
59 Phạm Thị Ngọc Thuyết Phó Bí thư 0975772600
60 Cao Thành Tài Giáo viên 01686522212
61 Nguyễn Văn Thông Phó Bí thư 01683361097
62 Phạm Thị Thu Giáo viên 0989498981
63 Nguyễn Thị Hạnh Giáo viên 01274103327 0963538708
64 Hồ Viết Ban Tổ trưởng Tổ Toán 0935886117
65 Trần Thị Kim Cương Tổ phó chuyên môn 0977173914
66 Nguyễn Thị Ngọc Yến Giáo viên 01224445060
67 Nguyễn Thị Thu Giáo viên 0903904760
68 Nguyễn Ngọc Thảo Giáo viên 01668668699
69 Trần Thị Thanh Hiền Giáo viên 0985987254
70 Nguyễn Thị Thanh Nga Giáo viên 01668668699
71 Phạm Thị Viên Giáo viên 0989280459
72 Võ Duy Minh Giáo viên 0905712207
73 Võ Văn Trung Giáo viên 0974400894
74 Võ Quốc Cường Giáo viên 0988603670
75 Trần Văn Hiếu Giáo viên 01676778269
76 Trần Thị Mỹ Hạnh Giáo viên 0907823296
79 Mai Thị Nguyệt Tổ trưởng Tổ Ngữ văn 0935943655
80 Nguyễn Thị Thái Hòa Tổ phó chuyên môn 0935655303
81 Trần Thị Sương Giáo viên 0985241473
82 Nguyễn Đức Liêm Giáo viên 01216763645
83 Lê Văn Tư Giáo viên 01688054856
84 Bùi Ngọc Nhiên Giáo viên 01682147375  Nghỉ hưu
85 Phan Thị Thuận Giáo viên 0935319433
86 Trà Văn Thiên Ái Giáo viên 0974989200
87 Dương Ngọc Hơn Giáo viên 0986800181
88 Lê Thanh Ngà Giáo viên 01262768360 0968512764
89 Hồ Thị Trúc Uyên Giáo viên 0945964469
90 Hồ Thị Thuận Giáo viên
91 Lý Ngọc Thức Tổ trưởng Tổ Văn phòng 0935635428
92 Ngô Thị Thúy Hoàng Tổ phó tổ Văn phòng 0979218217
93 Nguyễn Thị Kim Chi Giáo vụ 01243157462 0944208510
94 Lâm Thị Hồng Hà Văn thư 01252588673
95 Võ Duy Lưu Bảo vệ 0905510990
96 Lê Văn Nhất Thủ quỹ 01229548186
97 Lê Thị Bạch Yến Phục vụ 01229548208  Nghỉ hưu
98 Võ Văn Hồng Bảo vệ 0946111534
99 Ca Duy Hùng Y tế 01672368034

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS