Trang chủTrang chủGiới thiệu về trường

Giới thiệu về trường

  • PDF.InEmail
TIỂU SỬ THÁI PHIÊN (1882-1916)
Thái Phiên hiệu là Nam Xương sinh năm Nhâm Ngọ (1882) tại làng Nghi An ( huyện Hoà Vang - tỉnh Quảng Nam cũ ), nay là thành phố Đà Nẳng. Ông là con trai duy nhất của ông Thái Duy Tân và bà Lê Thị Tý.Từ bé ông theo học chữ nho sau đó xuống Đà Nẵng học chữ Pháp. Thái Phiên tư chất thông minh, học giỏi.
Thái Phiên thường đem câu “ Quốc sĩ ngô thân sĩ, quốc nhục ngô thân nhục” để đàm luận với bạn bè, đồng chí. Trịnh Long - em vợ ông, là đồng chí đầu tiên của Thái Phiên.
Thái Phiên đã từng thi đỗ vào thương chánh ( tức hải quan ngày nay ) và được bổ vào Hiệp Hoà ( Tam Kỳ ).Tại đây ông quen biết một người Pháp làm nghề thầu khoán có tên là Le Roy. Sau một thời gian làm việc tại Hiệp Hoà, Thái Phiên thấy công việc không phù hợp với ý chí của mình nên ông đã xin từ chức thư ký thương chính. Le Roy là một người Pháp tốt bụng, muốn Thái Phiên đi làm việc với ông để hưởng lương cao hơn. Mặc dù cảm lòng tốt của Le Roy nhưng Thai Phiên vẫn khước từ hợp tác với người Pháp. Thế là ông từ bỏ chức vụ, lương bổng trở về quê nhà.
Kể từ khi phong trào Cần Vương ở Quảng Nam thất bại, Tiểu La Nguyễn Thành - một trong những lãnh tụ của phong trào Nghĩa hội ở Quảng Nam - đã về ẩn náu tại sơn trang trại Nam Thịnh (Thăng Bình) để bí mật liên lạc với các nhà yêu nước. Nhóm người yêu nước nầy đã mời được hoàng thân Cường Để làm hội chủ của tổ chức Duy Tân hội. Thái Phiên đã liên lạc được với Tiểu la Nguyễn Thành và các nhân sỹ yêu nước. Tháng 5 năm 1904, Thái Phiên có mặt tại cuộc họp tại Sơn trang trại Nam Thịnh. Ông đã tham gia tổ chức Duy Tân hội, sau đó là tổ chức Đông Du, lo việc kinh tài đồng thời cũng đóng góp quan trọng trong việc dạy tiếng Pháp ở các trường của phong trào Duy Tân.
Công việc đang tiến triển thuận lợi thì nổ ra phong trào chống sưu thuế. Phong trào này bắt đầu từ huyện Đại Lộc, lan ra cả tỉnh rồi sau đó mở rộng các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Bắc Trung bộ. Chính quyền thực dân Pháp đã đàn áp dữ dội và bắt giam toàn bộ  giới trí thức, trong đó có yếu nhân quan trọng của Duy tân hội là Tiểu La Nguyễn Thành. Khi mất Tiểu La, Phan Bội Châu với tư cách là nhà lãnh đạo công khai của Hội Duy Tân lo lắng: “Than ôi!Núi Hải Vân còn đó , biển Đà Nẵng còn đó , ai là người Tiểu La tiên sinh thứ hai?”Câu hỏi cháy lòng đó, may thay lịch sử đã có câu trả lời đúng đắn: Là Thái Phiên.Có thể nói Thái Phiên đã kế tục xuất sắc vai trò của Tiểu La Nguyễn Thành trong Duy Tân hội. Chính ông là người nhận và giải quyết mọi thư từ giao dịch của Duy tân hội đến nỗi người đương thời gọi Thái Phiên là ông Nam Thịnh. Trong các năm 1909-1912, các nhân vật trọng yếu của phong trào Duy Tân và phong trào Đông Du chưa bị sa vào tay giặc, ngấm ngầm hoạt động trở lại, xây dựng cơ sở mới và tập hợp chung quanh Thái Phiên, người lãnh đạo chính của phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Thái Phiên bí mật liên lạc với bên ngoài, các tỉnh ( chủ yếu ở miền Trung ) thì gặp Lâm Quảng Trung- một chí sỹ yêu nước ở Quảng Ngãi có chân trong Việt Nam Quang Phục hội- vừa ở Trung Quốc về vận động cho VN Quang Phục hội.( một tổ chức do Phan Bội Châu thành lập năm 1912 ở Quảng Đông Trung Quốc chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động)
Các sĩ phu ở Quảng Nam tiếp nhận mục đích tôn chỉ của Hội và nhận chiến đấu trong tổ chức cách mạng nầy. Có thể nói, Thái Phiên là gạch nối gữa hai thời kỳ, hai phong trào: phong trào Đông du và tổ chức Việt Nam Quang phục hội.
Cuối năm 1913, nghe tin Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc, Thái Phiên mời Lê Ngung, người lãnh đạo phong trào ở Quảng Ngãi ra Đà Nẳng họp với một số đồng chí. Sau khi nghe báo cáo tình hình phong trào ở các tỉnh, cuộc họp chủ trương một mặt vẫn giữ liên lạc với bên ngoài, mặt khác lo chỉnh đốn hàng ngũ, mở rộng thế lực trong nước, chuẩn bị sẵn sàng, chờ cơ hội tốt để khởi nghĩa. Thái Phiên mời được Trần Cao Vân- người bị thực dân Pháp đày ra Côn đảo vừa mới đựoc tha về- tham gia cuộc khởi nghĩa. Trần Cao Vân đựoc giao trách nhiệm thăm dò tư tưởng và xu hướng chính trị của vua Duy Tân, để nếu có thể thì mời nhà vua tham gia cuộc khởi nghĩa.
Phong trào cứu nước không những sống lại, phát triển mạnh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi mà ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên cũng gây dựng thêm được nhièu cơ sở.
Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tháng 7 năm sau, quân Pháp và quân đồng minh gặp khó khăn cho nên thực dân Pháp ra sức bắt lính ở thuộc địa đưa sang chính quốc. Ở Quảng Nam, các nhà yêu nước phái người len lỏi vào trong hàng ngũ anh em lính mộ để tuyên truyền giác ngộ, phổ biến những bài thơ ca khơi gợi lòng yêu nước, được nhiều anh em hưởng ứng.
Trước tình hình trên, Lê Ngung một mặt viết thư xin ý kiến của Phan Bội Châu, mặt khác viết thư cho Thái Phiên đề nghị khởi nghĩa.Trong thư có câu “Thời cơ, thời cơ, thời cơ không trở lại;bây giờ không nổi dậy , còn thời cơ nào nữa ?”
Thái Phiên triệu tập ngay đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên, Quảng Bình họp đại hội lần thứ nhất ( của VNQPH khu vực miền Trung) tại Huế vào tháng 9 năm 1915, đưa ý kiến của Lê Ngung ra bàn. Thái Phiên đựoc cử chủ tọa đaị hội.
Đại hội quyết định hoãn ngày khởi nghĩa lại một thời gian để tăng cường lực lượng và tiến hành mấy công tác gấp rút: viết thư lần thứ hai xin chỉ thị của Phan Bội Châu; phát triển mạnh lực lượng ra các tỉnh, chú ý Thừa Thiên và Bình Định; mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa để yên lòng dân; dự thảo hịch, chương trình kiến quốc.Một việc cần thiết nữa là liên lạc với viên thiếu tá người Đức đóng ở đồn mang cá ( Huế ) để người nầy làm nội ứng khi khởi nghĩa.
Sau đại hội, quần chúng lao động tham gia chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra rất sôi nổi, nhất là ở Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tháng 1 năm 1916, một cuộc họp đựoc triệu tập tại huyện Hòa Vang để triển khai kế hoạch khởi nghĩa. Mục tiêu khởi nghĩa là: đánh đổ thực dân Pháp, xây dựng Việt Nam thành nước “Việt Nam cộng hòa dân quốc”.Tháng 2 năm 1916, Việt Nam Quang Phục hội đã tiến hành đại hội tại Huế gồm các yếu nhân quan trọng như: Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài (Quảng Nam), Lê Ngung (Quảng Ngãi), Nguyễn Chánh (Quảng Bình), Đoàn Bảng (Thừa Thiên-Huế )…để bàn việc chuẩn bị khởi nghĩa. Đại hội thành lập ủy ban khởi nghĩa do Thái Phiên đứng đầu kiêm tổng chỉ huy quân sự. Kế hoạch khởi nghĩa dự kiến đồng loạt diễn ra ở  các tỉnh từ Thừa Thiên đến Quảng Nam, Quảng Ngãi. Thái Phiên và Trần Cao Vân trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tại kinh đô Huế.  Tuy nhiên, do chưa liên hệ được với vua Duy Tân nên Thái Phiên và Trần Cao Vân đề nghi hoãn kế hoạch khởi nghĩa. Thái Phiên tự mình cùng Trần Cao Vân lãnh trọng trách gặp gỡ, liên lạc với vua Duy Tân -một nhiệm vụ rất nguy hiểm, bởi vì vị vua yêu nước lúc nầy đạng bị mật thám Pháp giám sát chặt chẽ tại Huế. Ngày 14.4.1916 Thái Phiên và Trần Cao Vân giả làm ngư phủ vào câu ở hồ Tịnh Tâm (thành Nội), đã bí mật gặp và mời Vua Duy Tân tham gia cách mạng. Nhà vua đồng ý. Sau cuộc gặp mặt đó, các chỉ thị của tổ chức Việt Nam Quang phục hội như chương trình, mật chiếu, hịch của cuộc khởi nghĩa đều do một mình Thái Phiên soạn thảo rồi trình cho vua Duy Tân xem. Có thể nói Thái Phiên là kiến trúc sư trưởng của cuộc khởi nghĩa năm 1916 ở Huế.
Công cuộc khởi nghĩa đang đựoc các tỉnh chuẩn bị khẩn trương thì kế hoạch bị lộ. Pháp bắt được Duy Tân ở thôn Ngũ Tây huyện Hương Thủy và đưa về giam tại đồn Mang Cá, Huế. Chính phủ bảo hộ buộc Nam triều phải đưa Hoàng đế Duy Tân ra trước Hội đồng Nhiếp chính xử về tội "phản bội." Toàn thể Hội đồng cử quan đại thần Thượng thơ Bộ Học Hồ Đắc Trung làm chánh án. Ông Hồ Đắc Trung vốn là bạn học của các ông Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên. Trần Cao Vân và các đồng chí sau khi bị bắt, đã viết thơ mật cho Thượng thơ Hồ Đắc Trung yêu cầu cứu vua và họ khẳng khái nhận hết trách nhiệm. Trong thơ có câu: "Trung là ai? Nghĩa là ai? Cân đai võng lọng là ai? Thà để cô thần tử biệt!Trời còn đó!Đất còn đó! Xã tắc sơn hà còn đó!Mong cho thánh thượng sinh toàn!"
Trong phiên xử ,thay vì tuyên án vua Duy Tân như trong bản án có sẵn của Pháp thì  ông Hồ Đắc Trung làm ngược lại, ông tuyên bố tha bổng Vua Duy Tân vì ông cho rằng nhà vua bị nhóm nổi loạn lợi dụng tuổi trẻ, hành động sơ suất, có lỗi với Chính phủ bảo hộ nhưng không phạm tội đối với nhân dân Việt Nam. Quyết định của vị chánh án đã làm đổi ngược tình thế và đẩy chính phủ bảo hộ vào một thế kẹt. Thực dân Pháp bất ngờ và vô cùng tức giận trước hồi mã thương của quan chánh án. Chúng không làm gì được, bèn lập tức bắt giam ông cùng nhà Vua nhưng cuối cùng thực dân Pháp phải duyệt y bản án, đày vua Duy Tân qua đảo La Réunion ngày 3.11.1916.
Trước đó, vào ngày 17.5.1916 Thái Phiên và các đồng chí của ông gồm Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu bị đưa ra pháp trường An Hòa  gần thành phố Huế  hành quyết. Lúc bấy giờ Thái Phiên mới 34 tuổi.
Trong bài văn tế cụ Tiểu La, Phan Bội Châu có lời thương tiếc Thái Phiên:
Bảy thước thân trai gánh nợ đời
Tinh thần khu xác một mà hai
Trong vòng lồng chậu chim không cá,
Trước mặt non sông có bể trời.
Cây cỏ biết đem dây máu nhuộm,
Ruột gan hòng cậy tấm trănmg soi.
Chúng ta cũng vẫn dòng Hồng Lạc
Xin hỏi Nam Xương có mấy ai ?
Thái Phiên là người con ưu tú của quê hương Quảng Nam- Đà Nẵng, một chí sỹ đã hiến cả tuổi xuân của mình cho công cuộc giải phóng đất nước. Cuộc đời Thái Phiên mãi mãi là tấm gương yêu nước cao cả để thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
Ngày 04 Tháng 01 Năm 2010
BAN BIÊN TẬP

Background Thai Phien 

 ooffice
lichctnhapdiem
   
 
 
tracuuthithptquocgia 
 
vted top banner2
 
 

Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: 15 năm Thái Phiên một nghĩa tình

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 324
Liên kết web : 18
Số lần xem bài viết : 1327924
Hiện có 18 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

STT

Họ và Tên

Ngày sinh

Dạy môn

Chức vụ

Số ĐT

1

 Đoàn Thanh Liêm

 

Hiệu trưởng

0905420975

2

 Nguyễn Thị Hường

 

Phó hiệu trưởng

0935096027

3

Nguyễn Văn Liễn

 

Phó hiệu trưởng

0936135036

 

 

 

 

 

TT Họ và tên Chức vụ SĐT1 SĐT2

 1

Mai Văn Phương Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ 01296824581
2 Võ Văn Tĩnh Tổ phó chuyên môn 0903378102
3 Tạ Thị Ngọc Thảo Giáo viên 0935236535
4 Ngô Thị Lành Giáo viên 0905960561
5 Phan Thị Yên Giáo viên 0935259380
6 Lương Thị Thu Thảo Giáo viên 01274183923
7 Lê Thị Bích Thảo Giáo viên 01288681718  Chuyển về THPT Sào Nam
8 Nguyễn Thị Thu Trang Giáo viên 01663914329
9 Lê Văn Phụng Giáo viên 01649214705
10 Thái Thị Kim Yến Giáo viên 0905806029
11 Trần Thị Mỹ Ái Giáo viên
12 Âu Dương Đức Tổ trưởng Tổ Lý - CN 0935305678
13 Võ Văn Sáng Tổ phó chuyên môn, Thanh tra 0935345684
14 Nguyễn Thống Giáo viên 0983832690
15 Nguyễn Thị Quý Giáo viên 0974826586  Chuyển về THPT Hùng Vương
16 Nguyễn Thị Thúy An Giáo viên 0974211035  Chuyển về THPT Cao Bá Quát
17 Trần Thị Hiếu Giáo viên 0944521109
18 Ngô Văn Kính Giáo viên 0989227630
19 Dương Thị Thung Giáo viên 01645376076
20 Phan Tấn Lực Giáo viên 05103500088
21 Hoàng Thị Kim Thi Giáo viên 0935009523
22 Võ Trúc Giáo viên 0934740026
23 Phùng Văn Bé Tổ trưởng Tổ Hóa - Tin,
Chủ tịch Công đoàn
0982332946
24 Trần Thị Kim Hường Tổ phó chuyên môn 01237279991
25 Huỳnh Thị Kim Xuân Giáo viên 01254501934
26 Trần Thị Hạnh Giáo viên 0985131768
27 Mai Thị Phụng Giáo viên 0904975964
28 Nguyễn Thị Bích Phượng Giáo viên 0903513292 Chuyển về THPT Nguyễn Hiền
29 Nguyễn Thị Ánh Giáo viên 01685332103
30 Nguyễn Thị Khánh Giáo viên 0944340379
31 Nguyễn Trọng Tấn Giáo viên 0905108667
32 Nguyễn Thị Lý Giáo viên 0973890903
33 Đào Thị Hoàng Hiếu Giáo viên 0972022040  Chuyển về THPT Tiểu La
34 Võ Tấn Bình Giáo viên 0938298297
35 Nguyễn Văn Kiều Tổ trưởng Tổ Sinh - CN 0905702162
36 Nguyễn Thị Hà Tổ phó chuyên môn 01274180137
37 Nguyễn Thị Thảo Giáo viên 0935305678
38 Nguyễn Thị Thanh Thu Giáo viên 0935803905 01658745582
41 Trương Văn Liêu Tổ trưởng Tổ TD - QPAN 01268556354
42 Ngô Văn Điểm Tổ phó chuyên môn 0905004106
43 Nguyễn Xuân Lộc Giáo viên 01682915907 Chuyển về THPT Hùng Vương
44 Nguyễn Công Danh Giáo viên 0934841678
45 Đặng  Nga Phó Chủ tịch Công đoàn 01668439752
46 Phan Nguyễn Ngân Bí thư Đoàn trường 0987451189
47 Phan Ngọc Hòa Giáo viên
53 Huỳnh Công Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - CD 0977625657
54 Nguyễn Tấn Khôi Tổ phó chuyên môn 0905838720
55 Phan Văn Mai Giáo viên 01657459989
56 Phạm Thành Quyết Thư ký Hội đồng 0988224016
57 Lê Thị Nguyên Giáo viên 0932556109
58 Bùi Thị Thúy Nga Giáo viên 01682368609 0983832690
59 Phạm Thị Ngọc Thuyết Phó Bí thư 0975772600
60 Cao Thành Tài Giáo viên 01686522212
61 Nguyễn Văn Thông Phó Bí thư 01683361097
62 Phạm Thị Thu Giáo viên 0989498981
63 Nguyễn Thị Hạnh Giáo viên 01274103327 0963538708
64 Hồ Viết Ban Tổ trưởng Tổ Toán 0935886117
65 Trần Thị Kim Cương Tổ phó chuyên môn 0977173914
66 Nguyễn Thị Ngọc Yến Giáo viên 01224445060
67 Nguyễn Thị Thu Giáo viên 0903904760
68 Nguyễn Ngọc Thảo Giáo viên 01668668699
69 Trần Thị Thanh Hiền Giáo viên 0985987254
70 Nguyễn Thị Thanh Nga Giáo viên 01668668699
71 Phạm Thị Viên Giáo viên 0989280459
72 Võ Duy Minh Giáo viên 0905712207
73 Võ Văn Trung Giáo viên 0974400894
74 Võ Quốc Cường Giáo viên 0988603670
75 Trần Văn Hiếu Giáo viên 01676778269
76 Trần Thị Mỹ Hạnh Giáo viên 0907823296
79 Mai Thị Nguyệt Tổ trưởng Tổ Ngữ văn 0935943655
80 Nguyễn Thị Thái Hòa Tổ phó chuyên môn 0935655303
81 Trần Thị Sương Giáo viên 0985241473
82 Nguyễn Đức Liêm Giáo viên 01216763645
83 Lê Văn Tư Giáo viên 01688054856
84 Bùi Ngọc Nhiên Giáo viên 01682147375  Nghỉ hưu
85 Phan Thị Thuận Giáo viên 0935319433
86 Trà Văn Thiên Ái Giáo viên 0974989200
87 Dương Ngọc Hơn Giáo viên 0986800181
88 Lê Thanh Ngà Giáo viên 01262768360 0968512764
89 Hồ Thị Trúc Uyên Giáo viên 0945964469
90 Hồ Thị Thuận Giáo viên
91 Lý Ngọc Thức Tổ trưởng Tổ Văn phòng 0935635428
92 Ngô Thị Thúy Hoàng Tổ phó tổ Văn phòng 0979218217
93 Nguyễn Thị Kim Chi Giáo vụ 01243157462 0944208510
94 Lâm Thị Hồng Hà Văn thư 01252588673
95 Võ Duy Lưu Bảo vệ 0905510990
96 Lê Văn Nhất Thủ quỹ 01229548186
97 Lê Thị Bạch Yến Phục vụ 01229548208  Nghỉ hưu
98 Võ Văn Hồng Bảo vệ 0946111534
99 Ca Duy Hùng Y tế 01672368034

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS